Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Gốm Chu Đậu



Gốm Chu Đậu / Chu Dau ceramic

Sưu tầm Internet
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) đã từng phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, gốm Chu Đậu được hồi sinh một cách thật tình cờ. Năm 1980, ông Makato Anabuki, nguyên là Bí thư đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, trong một chuyến đi công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ đã trông thấy một chiếc bình gốm hoa lam cao 54 cm được trưng bày tại Viện Bảo tàng Takapisaray (Istanbul). Trên bình có ghi dòng chữ Hán: "Thái Hòa bát niên Nam Sách châu, tượng nhân Bùi thị Hý bút", tạm dịch là "Năm Thái Hòa thứ tám (1450) thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi". Và ông Makato Anabuki đã viết thư nhờ đồng chí Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương thời bấy giờ xác minh giúp ông xem chiếc bình gốm quý giá đó có xuất xứ từ làng gốm nào. Những thông tin quý báu này giúp các cơ quan chức năng thúc đẩy việc tìm kiếm những dấu vết về làng gốm cổ. Tháng 4/1986, cuộc khai quật di tích Chu Đậu cho thấy nhiều di vật của một trung tâm gốm mỹ nghệ cao cấp mà từ trước đến nay chưa từng được phát hiện. Sau những kết quả của các cuộc khai quật, sản phẩm gốm Chu Đậu còn được tìm thấy ở những hai con tàu bị đắm ở vùng biển Pandanan (Philippines) và Cù Lao Chàm (Việt Nam) vào năm 1993 và 1997. Hơn 340 nghìn hiện vật gốm Chu Đậu, trong đó có khoảng 240 nghìn hiện vật còn lành đã được trục vớt, chứng tỏ gốm Chu Đậu đã được xuất cảng rộng rãi thời bấy giờ. Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu.
The Chu Dau ceramic (Nam Sach district, Hai Duong province, Vietnam) has been a strong development from the 14th to the 17th century. After missing for more than three centuries, it has been reborn by chance. The ceramic revival didn’t take shape until the 1980s when Makato Anabuki, the former secretary for the Japanese Embassy, identified a ceramic pot which was on display at Topkapi Saray Museum in Istanbul, Turkey. Anabuki, who was very knowledgable about Chinese and Vietnamese Nom characters, read the letters printed on the pot. He translated the written characters and discovered the pot was made by a Bui family villager who was living in Nam Sach District at the 8th year of the Thai Hoa Dynasty (1450). He wrote to the head of Hai Duong Province, where Nam Sach District is located, to suggest a search for other artefacts. Excavations lasted from 1986 until 1997. Vietnamese archaeologists, their local counterparts and the Museum of Hai Duong confirmed that a great many ceramics existed in Chu Dau Village. Besides the archaeological findings, the Chu Dau ceramic products were also discovered in 1993 and 1997 in two boats sunk in the seas of the Philippines and Vietnam. These results show that Chu Dau products were widely exported throughout the world. Currently, they are shown in 46 museums around the world.

mượn lời trên Internet để dẫn cho cái mình cần viết


Ngay từ đầu tiên mình đã phải lòng làng gốm Chu Đậu.. thật đấy! Vì những điều trên hết là mình yêu thích những thứ truyền thống, nên mình quyết định giữ lại sườn của căn nhà có tuổi đời trên 100 năm đi qua 4 thế hệ trong nhà mình để làm quán, mình tân trang, tôn tạo, sửa nó theo một cách vừa hiện đại vừa cổ điển.. nên việc tìm một nguồn cung cấp chén dĩa cổ cũng là điều thiết yếu thôi!!!

Ban đầu mình đi tìm gốm Lái Thiêu cơ .. hay con gọi là Gốm Sông Bé, một trong những sản phẩm nổi tiếng của làng gốm ấy là dòng gốm Con Gà ( các nhà sưu tầm đồ cổ Việt Nam đặc biệt thích gốm con gà , và theo giới chuyên môn thì vào thời điểm ấy chỉ có giới thượng lưu và phú hào mới dùng đến sản phẩm gốm có vẽ hình con gà mộc mạc của Lái Thiêu). Nhưng xui cho mình hay hên đây, khi mà làng gốm Lái Thiêu bị quy hoạch thành khu mua sắm , chỉ còn một số ít nhà gốm tự phát xung quanh và họ cũng chỉ sản xuất chén sứ xuất nước ngoài, không sản xuất những chén sành vàng đặc trưng cho dân lao động bình thường nữa, chỉ còn sót lại trong ký ức của cha, của ông mình về chén sành đất ngày xưa thôi. Vậy đấy! các nguồn chén trả lời cho mình về chén sành xưa chỉ còn trong mơ ( chính xác vậy luôn!)

vậy con đường tìm chén của mình tiếp tục cho đến gốm Hải Dương, mình phải lặn lội vào chợ cá của Bình Định - Quy nhơn để tìm loại chén và tô có màu xanh lam đặc trưng của Chén Hoa Mai ... đặc trưng của làng nghề gốm Bắc Bộ.. Cũng sụp đổ nốt.. chỉ còn hốt lại được vài cái ấm và tách ...

rồi mình tìm ra Làng gốm Chu Đậu được nhà nước bảo vệ và dựng lại cách đây ít lâu.. =, =! là làng gốm nổi tiếng nhất trong Hải Dương.. lặn lội, tìm kiếm, mày mò .. sau bao ngày em ấy đã về đây:

Gốm Chu Đậu bên tách Hải dương củ
màu men ngà đặc trưng, hoa văn dây leo đạc trưng, thêm cả độ dày đặc trưng cho chén cổ :) đơn đặc hàng riêng.. mình sở hữu bộ chén Chu Đậu đầy đủ cho nhà hàng bao gồm cả Khúc khẩu thừa dành cho vua chúa ngày xưa!!

Vui phết! nhưng lại lười kiểm hàng =,=! nên mình chụp tạm cái chén nước chấm! thế thôi ... more update later!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét